About Us

Kirei Home là công ty con của BBArchitects với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành thiết kế kiến trúc nội ngoại thất với mong muốn mang đến một cuộc sống hạnh phúc cho mọi gia đình. Kirei Home tự tin là một đơn vị thi công kiến trúc nội ngoại thất hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi luôn nỗ lực kiến tạo những công trình đẹp, bền vững, mang lại nhiều giá trị cho khách hàng.

Selected Awards
  • 2004 — Aga Khan Award for Architecture
  • 2009 — Mies van der Rohe Award
  • 2013 — AIA/ALA Library Building Award
  • 2015 — Best Interior, Designers Saturday
  • 2016 — AIA New York Honor Award

LỰA CHỌN LOẠI MÓNG PHÙ HỢP TRƯỚC KHI XÂY DỰNG

Xây móng nhà là một trong những bước cực kỳ quan trọng khi xây dựng một công trình. Nền móng là phần đất nằm dưới đáy móng chịu toàn bộ hoặc phần lớn trọng lượng của công trình. Một móng nhà tốt sẽ đảm bảo ngôi nhà được kiên cố, bền vững và có tuổi thọ cao. Chính vì vậy, trước khi tiến hành xây nhà, bạn cần có những hiểu biết cơ bản về tiêu chuẩn của các loại móng nhà. Điều này giúp bạn có thể kiểm soát và nắm bắt được rõ hơn quá trình thi công. Trong bài viết này, hãy cùng Kirei Home tìm hiểu kỹ về các loại móng phổ biến trong xây dựng nhé!

Lưu ý khi chọn loại móng

Để lựa chọn được loại móng ưng ý, đầu tiên bạn cần xem xét lại kiến trúc nhà mà bạn đang muốn xây dựng. Mỗi loại móng sẽ phù hợp với một kiểu công trình khác nhau. Biệt thự, nhà ống, nhà cấp 4,… sẽ có những tiêu chí chọn móng riêng. Ngoài ra, các chủ đầu tư cũng nên lưu ý kĩ loại đất nền mà mình chuẩn bị xây dựng để có được kết cấu móng vững chắc, ổn định nhất.

4 loại móng nhà phổ biến

1. Móng đơn

Móng đơn là một loại móng khá phổ biến ở Việt Nam với mức chi phí đầu tư khiêm tốn. Móng đơn thường chỉ có một cột hoặc cụm cột tập trung lại sát nhau nên chịu được trọng tải thấp. Vì thế mà nó phù hợp với những công trình như nhà cấp 4, nhà chữ L 1 đến 2 tầng hoặc nhà phố tối đa 2 tầng. Đáy móng đơn có thể là hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn… Và tùy vào mục đích sử dụng có thể chọn móng cứng hoặc móng mềm.

Hiện nay có 2 loại móng đơn phổ biến: Móng đơn làm từ gạch đá móng đơn làm từ cột bê tông cốt thép.

Với móng đơn làm từ gạch đá. Do có cấu tạo từ nhiều lớp gạch đá ghép lại, móng đơn sẽ phải chịu lực nền ngược lại lên đáy móng. Vì vậy, để đảm bảo ổn định, cần phải kiểm soát được tỉ số giữa chiều cao và chiều rộng bậc móng. Giả sử khi chiều cao móng = 30cm thì bề rộng của móng phải cũng phải lớn hơn >= 30cm để đảm bảo khả năng chịu lực.

Móng đơn bê tông cốt thép là loại móng đơn được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Móng đơn bê tông cốt thép được tiến hành đổ tại chỗ tạo thành một kết cấu đồng nhất. Nhờ đó, không cần phải dựa vào tỉ lệ độ cao và đáy móng. Tuy nhiên, loại móng này yêu cầu cần phải tính toán trước để xác định chiều cao và kích thước hợp lý của móng

2. Móng băng

Móng băng, hay còn gọi là móng dầm, là loại móng rất được ưa chuộng và sử dụng cho các công trình nhà phố có số lượng tầng nhỏ hơn 5. Đây là loại móng dễ thi công và chi phí cũng tương đối rẻ. Loại móng này chạy dài dưới các cột chịu lực, có thể độc lập hoặc giao nhau hình chữ thập. Thi công móng băng thường đào móng xung quanh hoặc song song với khuôn viên. Móng băng thuộc móng nông, xây trên hố đào trần và tiến hành lấp lại, chiều sâu để chôn móng khoảng 2 – 2,5 m.

Cấu tạo của móng băng
  • Gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối, dầm móng.
  • Lớp bê tông lót dày 100mm.
  • Kích thước bản móng phổ thông: (900-1200)x350 (mm).
  • Kích thước dầm móng phổ thông: 300x(500-700) (mm).
  • Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.
  • Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.

Ưu điểm của móng băng

  • Móng băng chịu được tải trọng đều, hạn chế lún cột không đều.
  • Có thể sử dụng cho các nền đất xấu, vì có khả năng giảm được áp lực đáy móng
  • Dễ thi công hơn móng đơn.

Nhược điểm của móng băng

  • Thuộc loại móng nông, ít có chiều sâu nên độ ổn định về lật và trượt của móng kém.
  • Sức chịu tải không cao, chỉ sử dụng cho những công trình có quy mô nhỏ.
  • Nếu xây dựng ở các vị trí như địa chất đất bùn yếu, có mực nước nằm sâu thì nên sử dụng móng cọc để thay thế.

3. Móng cọc

Móng cọc gồm có 2 bộ phận là cọc và đài cọc. Cọc được cắm sâu xuống các tầng đất để làm tăng khả năng chịu lực và truyền tải lực xuống nền đất. Còn đài cọc có nhiệm vụ phân tán lực của công trình lên các cột móng. Hiện nay, người ta thường sử dụng cọc bê tông vuông hoặc cọc bê tông ly tâm đóng sâu vào lòng đất. Móng cọc thường được sử dụng phổ biến trong những công trình có nền đất yếu.

Muốn móng cọc đem lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh việc có bản vẽ kỹ thuật chi tiết. Móng cần phải đạt những tiêu chuẩn nhất định sau:

  • Xác định tính chất địa hình thi công của khu đất xây dựng.
  • Kết cấu của cọc được sử dụng. Qua đó, tính toán khả năng chịu lún, chịu lực của cọc.
  • Dự tính kết cấu, số tầng, mối quan hệ giữa các tầng. Để từ đó có thể tính toán và phân bổ được số cọc cần thiết cho công trình.
Cấu tạo của móng cọc
  • Móng cọc gồm 2 thành phần chính: cọc và đài cọc.
  • Cọc có chiều dài lớn so với tiết diện ngang, được đóng hoặc thi công tại trực tiếp vào lòng nền đất, giúp tiếp nhận và truyền tải trọng công trình xuống nền đất.
  • Đài cọc là bộ phận liên kết các cọc đứng gần nhau, có tác dụng chịu tải trọng trực tiếp từ cột và phân bổ đều lực lên các đầu cọc.
Cấu tạo của móng cọc

Ưu điểm

  • Móng cọc giúp hạn chế diện tích đất đào móng và lượng bê tông sử dụng, do đó giá thành hạ đáng kể.
  • Móng cọc giúp công trình có tuổi thọ cao.
  • Không gây biến dạng công trình.
  • Móng sâu trong nền đất không ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
  • Quy trình thực hiện dễ dàng thay đổi được thông số cọc để phù hợp với địa chất công trình.

Nhược điểm

  • Chiều sâu thi công chỉ đạt trung bình, vẫn còn hạn chế.
  • Nếu áp dụng loại móng cọc khoan nhồi thì giá thành cao, công nghệ thi công đòi hỏi kỹ thuật cao.

4. Móng bè

Móng bè là loại móng bằng phẳng trải rộng toàn bộ diện tích bề mặt, nhằm giảm áp lực của cả công trình lên nền đất. Loại móng này thường được thi công trên nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù có nước hay không. Đây được coi là loại móng an toàn và hiệu quả trong việc phân bổ trọng lực toàn diện căn nhà nhằm tránh các khả năng bị sụt lún. Móng bè được sử dụng trong những công trình 4 tầng trở xuống. Đây còn là loại móng hoàn hảo cho những công trình có tầng hầm.

Với việc nằm ở tầng đất nông, móng sẽ phải chịu tác động rất lớn từ vùng đất xây dựng. Vì vậy, khi thiết kế và xây móng bè cần phải đạt những tiêu chuẩn nhất định để móng có khả năng chịu đạt hiệu quả tối đa.

  • Chiều cao của bản móng tối thiểu là 32 cm. Kích thước dầm móng là 300×700 mm.
  • Bản móng nên được làm từ 2 lớp thép Φ12a200. Trong khi đó, phần dầm móng nên sử dụng thép dọc 6Φ(20-22) và thép đai Φ8a150 để đạt khả năng chịu lực tốt nhất.
  • Lớp lót sàn bê tông có cần có độ dày tối thiểu 100 mm.
  • Lớp bản móng của móng bè có 4 kiểu chính là bản phẳng, bản vòm ngược, bản hộp và bản có sườn.
Cấu tạo của móng bè
  • Những thông số tiêu chuẩn cần đảm bảo trong cấu tạo của móng bè
  • Lớp bê tông sàn phải dày 10cm.
  • Chiều cao bản móng tiêu chuẩn: 3200mm.
  • Kích thước dầm móng tiêu chuẩn: 300×700(mm).
  • Thép bản móng tiêu chuẩn: 2 lớp thép Φ12a200.
  • Thép dầm móng tiêu chuẩn: thép dọc 6Φ(20-22), thép đai Φ8a150.

Ưu điểm

  • Phù hợp với công trình có các lớp địa chất tốt và các lớp địa tầng có chiều dày lớn, ổn định.
  • Thời gian thi công nhanh, chi phí thiết kế rẻ.
  • Ít chịu tác động hai chiều khi gần các công trình lân cận.

Nhược điểm

  • Loại móng nhà này kén địa chất, địa hình
  • Móng bè có khả năng bị lún không đều, lún lệch cao
  • Tính ổn định không cao, dễ bị ảnh hưởng bởi hệ thống thoát nước ngầm, động đất, mưa gió, lũ lụt.

Nếu bạn đang ấp ủ ý tưởng xây dựng một ngôi nhà cho riêng mình với thiết kế hiện đại, thẩm mỹ và hợp phong thủy, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí: 096 292 6979 hoặc kireihome.com@gmail.com.

Kirei Home tự hào là đơn vị thiết kế kiến trúc nội ngoại thất uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để tạo ra những không gian kiến trúc mang lại sự hài lòng tuyệt đối tới khách hàng.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các dự án khác chúng tôi tại BBArchitects.

Written by: Thao Duong

Contact Me on Zalo