About Us

Kirei Home là công ty con của BBArchitects với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành thiết kế kiến trúc nội ngoại thất với mong muốn mang đến một cuộc sống hạnh phúc cho mọi gia đình. Kirei Home tự tin là một đơn vị thi công kiến trúc nội ngoại thất hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi luôn nỗ lực kiến tạo những công trình đẹp, bền vững, mang lại nhiều giá trị cho khách hàng.

Selected Awards
  • 2004 — Aga Khan Award for Architecture
  • 2009 — Mies van der Rohe Award
  • 2013 — AIA/ALA Library Building Award
  • 2015 — Best Interior, Designers Saturday
  • 2016 — AIA New York Honor Award

QUY TRÌNH THI CÔNG MÓNG NHÀ CẦN BIẾT

Trong vô số các bước để tạo nên một công trình thì quá trình xây dựng nền móng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Mỗi loại móng đều có cấu tạo, những tiêu chuẩn, cách thức thi công khác nhau. Tuy nhiên, quy trình làm các loại móng nhà về cơ bản là như nhau. Việc thực hiện đúng các bước trong quy trình sẽ đảm bảo móng nhà đạt kết cấu và độ ổn định tốt nhất. Trong bài viết này, hãy cùng Kirei Home tìm hiểu quy trình làm nên móng nhà.

B1: Khảo sát địa chất

Bước đầu tiên khi làm móng là cần khảo sát địa chất khu vực xây dựng công trình, nhà ở. Việc khảo sát địa chất sẽ giúp nhà thầu, biết được khu đất của công trình dự định xây dựng là nền đất gì.

B2: Lựa chọn phương án, loại móng nhà thích hợp

Sau khi đã xác định kết cấu của nền đất. Việc tiếp theo mà nhà thầu cần tiến hành là lựa chọn phương án móng cần thi công và vật liệu làm móng tương ứng cho từng loại. Điều này sẽ đảm bảo phương án móng nhà sử dụng đạt hiệu quả tốt nhất. Tránh việc lựa chọn sai cấu trúc móng làm giảm tuổi thọ của công trình.

B3: Lựa chọn vật liệu

Vật liệu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của chủ đầu tư nó còn ảnh hưởng đến quá trình thi công tuổi đời của công trình… Các vật liệu thường sử dụng đó là cát, xi măng, đá, nước, gạch, thép, cốt pha.

Lựa chọn phương án phù hợp với dự án | IMG: Alistair Berg/Getty Images

B4: Đào hố móng

Khi đã có được phương án và vật liệu làm móng phù hợp. Lúc này nhà thầu sẽ tiến hành đào hố móng. Tùy thuộc vào phương án sử dụng khi làm móng. Mà nhà thầu tiến hành đào hố móng sao cho phù hợp.

B5: Làm phẳng mặt hố

Sau khi hoàn thành bước 3, nhà thầu cần làm phẳng và làm sạch mặt hố. Điều này giúp tránh được những tác nhân môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc móng trong tương lai. Cũng như đảm bảo rằng móng được thi công một cách tốt nhất.

B6: Kiểm tra cao độ lót móng

Song song với quá trình làm phẳng mặt hố. Nhà thầu cũng phải kiểm tra cao độ lót móng trước tiến hành thực tiến hành đổ bê tông lót cho các loại móng nhà. Kiểm tra cao độ sẽ đảm bảo lớp lót móng bằng phẳng, có kết cấu ổn định.

B7: Đổ bê tông lót và cắt đầu cọc

Sau khi toàn bộ các bước kiểm tra và chuẩn bị hố móng hoàn thành. Lúc này, nhà thầu bắt đầu tiến hành đổ bê tông lót móng cho hố. Các loại móng nhà dù khác nhau về cấu trúc và kết cấu. Tuy nhiên, lớp bê tông lót thường được tiến hành giống nhau. Bê tông lót có độ dày tối thiểu là 100 mm. Cùng với đó, lớp bê tông cần phải có bề mặt thật phẳng và mịn.

IMG: Simon Battensby/Getty Images

B8: Ghép cốp pha móng

Khi bê tông lót móng đã hoàn toàn ổn định. Lúc này, nhà thầu sẽ tiến hành dựng khung và ghép cốp pha móng nhà. Các tấm cốp pha được sử dụng phải có bề mặt phẳng, độ khít cao. Việc ghép cốp pha và bản móng chuẩn sẽ đảm bảo về kết cấu và tuổi thọ của công trình.

B9: Đổ bê tông móng

Khi cốp pha móng đã được kiểm tra đảm bảo đủ điều kiện đê thi công móng. Quá trình đổ bê tông móng sẽ bắt đầu được tiến hành. Lớp bê tông được trộn theo tỉ lệ nhất định, cũng như phải đảm bảo rằng bê tông được san đều và bao bọc lên toàn bộ khung thép móng nhà trước đó. Điều này sẽ giúp lớp móng giữ được độ ổn định và liên kết chặt với lớp bê tông lót

IMG: elenaleonova/Getty Images

B10: Tháo cốp pha móng

Cốp pha móng chỉ được tiến hành tháo dỡ khi lớp bê tông đã đông đặc và đạt đủ số ngày tuổi. Với những công trình cỡ nhỏ. Thời gian tháo cốp pha móng nhà tối thiểu là sau 28 ngày. Khoảng thời gian này là đủ để bê tông có thời gian nghỉ và đạt độ liên kết chắc chắn nhất.

B11: Bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ

Lớp móng do nằm dưới sâu bề mặt đất. Vì vậy, môi trường sẽ tác động mạnh tới cấu trúc móng. Vì vậy, sau khi tháo dỡ cốp pha. Trong khoảng thời gian đầu, nhà thầu cần tiến hành bảo dưỡng lớp bê tông  ví dụ như bằng cách tưới nước. Tưới nước bê tông móng sẽ giúp cho móng giữ vững được kết cấu công trình. Đồng thời, hạn chế tối đa được sự xâm hại của môi trường xung quanh đến móng nhà.

IMG: westend61/Getty Images

Nếu bạn đang ấp ủ ý tưởng xây dựng một ngôi nhà cho riêng mình với thiết kế hiện đại, thẩm mỹ và hợp phong thủy, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí: 096 292 6979 hoặc kireihome.com@gmail.com.

Kirei Home tự hào là đơn vị thiết kế kiến trúc nội ngoại thất uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để tạo ra những không gian kiến trúc mang lại sự hài lòng tuyệt đối tới khách hàng.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các dự án khác chúng tôi tại BBArchitects.

Nguồn: quatest2.com.vn 

Written by: Thao Duong

Contact Me on Zalo